Nhân viên y tế làm công tác xét nghiệm. Ảnh: Vietnam+
Tình hình này đã diễn ra liên tục, nhất là trong những ngày gần đây số mắc mới của Hà Nội tăng cao, như ngày 16-12 Bộ Y tế công bố Hà Nội ghi nhận 423 ca mắc mới nhưng con số CDC Hà Nội công bố lại là 1.330.
Ngày 15-12, CDC Hà Nội công bố 1.357 ca nhưng con số của Bộ Y tế lại là 1.024, ngày 14-12 Hà Nội công bố 900 ca nhưng số Bộ Y tế công bố lại là 837...
Điều tương tự cũng xuất
hiện ở nhiều địa phương, như TP.HCM từng công bố bổ sung thêm trên
150.000 ca mắc mới, hay Tây Ninh ngày 16-12 công bố bổ sung trên 18.000
ca mới.
Thậm chí sau khi công bố bổ sung trên 18.000 ca mới, tổng số bệnh nhân Tây Ninh công bố vẫn cao hơn con số Bộ Y tế công bố.
Vì
sao có sự khác biệt trong chênh lệch số liệu này? Theo giải thích của
đại diện Hà Nội, Hà Nội cung cấp số liệu cho Bộ Y tế từ 16h chiều hằng
ngày để bộ tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Số liệu chung này cũng được Bộ Y
tế công bố và báo chí đăng tải vào 18h hằng ngày.
Còn số liệu Hà Nội công bố được "chốt" vào lúc 18h, khoảng cách 2h sẽ có thêm các mẫu xét nghiệm được trả kết quả và số liệu công bố lấy ở 2 thời điểm nên có khác nhau.
Mặt khác, việc nhập dữ liệu vào Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 có thể chậm hơn số mắc thực tế.
Hoặc
có địa phương chỉ nhập ca dương tính xét nghiệm bằng PCR lên hệ thống,
trong khi Bộ Y tế đã cho phép Hà Nội, TP.HCM xác định ca mắc mới thông
qua test nhanh, con số Bộ Y tế công bố là số lấy từ Hệ thống quốc gia
quản lý ca bệnh COVID-19, trong đó đã có dữ liệu và mã số của từng ca
bệnh.
Đây là lý do có tình trạng số liệu chênh lệch giữa công bố của Bộ Y tế và của địa phương.
Theo hướng dẫn Bộ Y tế gửi Hà Nội, TP.HCM..., có thể sử dụng test nhanh kháng nguyên để xác định tình trạng mắc COVID-19 và khỏi bệnh, cho ra viện/chấm dứt cách ly.
Viết bài: Lan Anh
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
Cập Nhật: #VinhTiênBÌNH LUẬN